30 Ngày cầu nguyện cho người hồi giáo
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Hiện Nay Tín Hữu Hồi Giáo Tin Gì
    • Dân Số Tín Hữu Hồi Giáo trên Thế Giới
    • Hồi giáo tại Việt Nam
  • 30 Ngày Cầu Nguyện
    • Cầu nguyện cho các gia đình Hồi Giáo
  • Ngày 1
  • Ngày 2
  • Ngày 3
  • Ngày 4
  • Ngày 5
  • Ngày 6
  • Ngày 7
  • Ngày 8
  • Ngày 9
  • Ngày 10
  • Ngày 11
  • Ngày 12
  • Ngày 13
  • Ngày 14
  • Ngày 15
  • Ngày 16
  • Ngày 17
  • Ngày 18
  • Ngày 19
  • Ngày 20
  • Ngày 21
  • Ngày 22
  • Ngày 23
  • Ngày 24
  • Ngày 25
  • Ngày 26
  • Ngày 27
  • Ngày 28
  • Ngày 29
  • Ngày 30
  • Tôi cầu nguyện cho
  • liên hệ
  • Bài viết
    • Trẻ Em
    • Chương trình phát thanh Cơ Đốc
    • Niềm hy vọng cho thiên đàng ?
    • Rick Love : bài viết về sự hòa giải
    • Cầu Nguyện cho những Chiến Binh Cầu Nguyện
  • Phim
  • 30 Ngày Cầu Nguyện năm 2012
  • 30 Ngày Cầu Nguyện năm 2014
  • 30 Ngày Cầu Nguyện năm 2015
  • Sách
  • websites
Ngày 14 - Một gia đình người Sy-ri tỵ

nạn vẫn còn chờ đợi



Photo
http://pray30days.org/

Tại một trại tỵ nạn do quân đội quản lý ở Hy-lạp, chúng tôi đã gặp một gia đình người Kurd với câu chuyện phản ảnh biết bao gia đình khác trong trại này: Aza, người cha, phải làm việc như tài xế taxi. Gilya, người mẹ thì chăm lo cho đứa con 12 tuổi Mohamed, và Hadidja, 8 tuổi và đứa nhỏ Ibrahim mới lên 3. Nhà của họ ở Aleppo, Sy-ri bị tàn phá bởi bom đạn trong chiến trận khốc liệt khiến họ phải tìm nơi an toàn để sống ở Châu Âu – và nếu được thì đến sống ở Đức.
 
Cả gia đình đã đi bộ từ biên giới Thổ Nhi Kỳ để đến vùng Izmir và bờ biển Địa Trung Hải. Tại đây anh Aza phải trả € 5000 cho đám đưa người lậu để có một chỗ cho gia đình anh trên chiếc tàu bằng nhựa. Họ được đưa đến bờ biển Hy-lạp nhưng lại bị đẩy vào Idomeni, một làng nhỏ ở ngay biên giới và sống chật cứng trong không gian bé hẹp chỉ vì họ đến vài ngày sau khi biên giới bị đóng cửa. Sau khi đợi 3 tháng trong trại tỵ nạn ở biên giới, gia đình anh được chuyển đến trại tỵ nạn của quân đội để đợi được đăng ký với hy vọng được nhìn nhận là người tỵ nạn.
 
Trong các trại tỵ nạn, gia đình chúng tôi đã sống trong lều và chờ đợi có chỗ ở tốt hơn. Thức ăn chỉ là căn bản và chúng tôi không có gì để làm, chỉ ngồi và chờ đợi. Một tổ chức từ thiện phi chánh phủ (NGO) đã bắt đầu một trường học cho trẻ em trong trại. Mohamed chỉ đi học được có 2 năm trước khi chiến tranh bùng nổ. Hadidja thì chưa bao giờ đến trường và Ibrahim sanh ra trong thời loạn lạc. Nó chẳng biết gì ngoài bom đạn trong suốt những năm thơ ấu của nó. Mohamed hiểu được chút ít tiếng Anh học được từ những tình nguyện viên và đôi khi còn giúp thông dịch cho cả gia đình.
 
Mọi tiết kiệm đã cạn kiệt khi chạy thoát khỏi Sy-ri, anh Aza rầu rỉ, bực tức vì không lo được cho gia đình của anh. Gilya cố gắng duy trì đời sống gia đình, đôi khi mượn được chén đĩa và nấu nướng thêm vài món, giữ lều sạch sẻ và quần áo mấy đứa con được tươm tất.  Mặc dù với tất cả những gì họ trải nghiệm, gia đình tỵ nạn của chúng tôi vẫn vui mừng khi có người đến thăm và mời khách chút trà hay cà-phê trong khi chờ đợi một ngày nào đó cuộc sống của họ bắt đầu trở lại “bình thường”.
 
Chúng ta cần cầu nguyện như thế nào?
 
  1. Anh chị hãy cầu nguyện cho các Cơ Đốc Nhân tiếp tục cưu mang cho những người tỵ nạn trong các trại như gia đình anh Aza.
  2. Anh chị hãy cầu nguyện cho các công tác viên, tình nguyện viên nói được tiếng của người tỵ nạn để họ có thể quan hệ và kết nối với người tỵ nạn sâu sắc hơn.
  3. Anh chị hãy cầu nguyện cho con cái người tỵ nạn có được cơ hội đi học và có được một tuổi thơ bình thường. 



Ma-thi-ơ 24
11 Nhiều tiên tri giả sẽ nổi lên và dẫn dắt nhiều người đi lạc, 12 và vì tội ác gia tăng, lòng yêu mến của nhiều người sẽ nguội dần. 13 Nhưng ai bền chí đến cuối cùng sẽ được cứu. 14 Tin Mừng nầy của vương quốc Ðức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp thế giới, để làm chứng cho mọi dân tộc, bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến.”
Powered by Create your own unique website with customizable templates.